Dù là ở nhà hay nơi làm việc, mọi không gian đều cần đủ ánh sáng để hoạt động. Và để đạt được ánh tối tối ưu thì một số yếu tố cần phải được tính đến. Chúng bao gồm độ sáng, nhiệt độ màu và nội thất của không gian. Bên cạnh những điều này, có một yếu tố cần thiết khác mà bạn cũng cần phải xem xét đến, đó là góc chiếu hay còn được gọi là góc chum, và nó là thước đo cách ánh sáng lan truyền từ nguồn sáng của nó. Đây là một trong những số liệu đơn giản nhất để tối ưu hóa ánh sáng trong các không gian khác nhau. Nhưng người ta phải hiểu nó một cách toàn diện để đưa ra các quyết định dựa trên nó.
Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về góc chiếu, nó sẽ giúp tối ưu hóa ánh sáng trong nhà và văn phòng của bạn.
Mục lục
Ánh sáng được tạo thành từ các hạt nhỏ gọi là “photon”, khi các photon này phát ra, chúng có một quỹ đạo nhất định. Góc mà quỹ đạo này tạo ra được gọi là “góc chiếu”. Cơ chế tạo ra các photon khác nhau ở các nguồn sáng khác nhau. Do đó, góc chiếu của các đèn khác nhau cũng khác nhau.
Góc chiếu được chia thành nhiều loại. Chúng bao gồm từ rất hẹp đến rất rộng. Đèn có góc chiếu càng rộng thì càng tỏa rộng. Ngược lại, góc chiếu hẹp hơn có độ lan tỏa thấp hơn. Hơn nữa, góc chiếu cũng ảnh hưởng đến cường độ chiếu sáng vì nó phụ thuộc vào mức độ lam truyền tổng thể. Đèn có góc chiếu càng rộng thì cường độ sáng càng nhỏ hơn đèn có độ lan tỏa ánh sáng hẹp.
Ánh sáng cần thiết để chiếu sáng một không gian phụ thuộc vào diện tích của nó và nguồn sáng. Nó được biểu thị bằng lumens và mô tả cường độ ánh sáng. Vấn đề là kích thước càng lớn thì cần nhiều quang thông hơn so với kích thước hẹp. Do đó, nguồn sáng nên có góc chiếu lan tỏa hẹp để làm sáng toàn bộ không gian.
Bảng sau đây cho biết độ lan tỏa của ánh sáng dựa theo góc chiếu của nó theo NEMA. Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia, hay NEMA, là một trong những hiệp hội đáng tin cậy nhất của các nhà máy sản xuất thiết bị điện. Và việc phân loại góc chiếu theo NEMA được sử dụng rộng rãi trong ngành.
Góc chiếu | Mô tả | Loại NEMA |
130+ | 7 | Rất rộng |
100-130 | 6 | Rộng |
70-100 | 5 | Rộng trung bình |
46-70 | 4 | Trung bình |
29-46 | 3 | Hẹp trung bình |
18-29 | 2 | Hẹp |
10-18 | 1 | Rất hẹp |
Hầu hết các nhà sản xuất đèn có uy tín đều cung cấp thông tin về góc chiếu của sản phẩm của họ. Bạn có thể kiểm tra và so sánh nó với bảng được cung cấp để biết mức độ lan rộng mà nó sẽ có.
Góc chiếu ảnh hưởng đến điều kiện chiếu sáng của không gian bằng các tác động đến sự lan tỏa ánh sáng. Chẳng hạn, hai đèn LED cùng sản sinh ra 600 lumen nhưng có độ lan tỏa chùm tia khác nhau. Đèn có góc chiếu rộng hơn sẽ làm sáng nhiều khu vực hơn đèn có góc chiếu hẹp hơn.
Tuy nhiên, trong khi đèn có góc chiếu sáng rộng hơn sẽ tạo ra độ lan tỏa rộng hơn nhưng ánh sáng sẽ không có được cường độ sáng cao. Đó là do các photon trải rộng trên diện tích lớn hơn, phân chia cường độ trong một diện tích lớn. Ngược lại, góc chiếu hẹp hơn sẽ không tạo ra nhiều độ lan tỏa mà sẽ có cường độ mạnh hơn. Một lần nữa, một chùm tia hẹp hơn sẽ tập trun các photon vào một vùng hạn chế hơn.
Các không gian khác nhau trong nhà và văn phòng có yêu cầu chiếu sáng khác nhau. Ví dụ, một số khu vực vần ánh sáng cường độ cao để nâng cao tiện ích, trong khi những khu vực khác cần độ lan tỏa tốt hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn góc chiếu dựa trên công dụng và yêu cầu chiếu sáng của từng không gian cụ thể.
Mỗi khu vực có yêu cầu chiếu sáng khác nhau, được chia thành ba loại chính. Chúng bao gồm chiếu sáng cơ bản, chiếu sáng điểm nhấn và chiếu sáng trang trí.
Chiếu sáng cơ bản (hay còn được gọi là chiếu sáng chung) là phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong mọi không gian. Bạn thường thấy loại chiếu sáng này trong phòng khách, phòng ngủ, nhà để xe và phòng tắm. Nó tạo ra sự cân bằng giữa cường độ sáng và sự lan tỏa. Thông thường, chiếu sáng cơ bản bao phủ toàn bộ không gian với cường độ đủ để cung cấp tiện ích hợp lý. Góc chiếu của những đèn như vậy nằm trong khoảng từ 120 đến 90 độ, tùy thuộc vào kích thước khu vực
Chiếu sáng điểm nhấn làm nổi bật một khu vực cụ thể trong một không gian. Ví dụ: bạn có thể sử dụng nó để làm sáng khu vực tiếp khách của phòng khách hoặc làm nổi bật màu tường. Do không yêu cầu độ lan tỏa rộng hơn nên bạn có thể sử dụng đèn có góc chiếu hẹp hơn. Đèn có góc chiếu hẹp như vậy chỉ chiếu sáng một khu vực được chọn và cung cấp cường độ sáng cao. Thông thường, bạn sử dụng góc chiếu hẹp hoặc trung bình để chiếu sáng tạo điểm nhấn.
Chiếu sáng trang trí như tên gọi của nó thì được sử dụng để trang trí. Ví dụ, bạn có thể sử dụng chúng để làm nổi bật một phần trang trí hoặc lắp đặt các đèn có màu sắc khác nhau ở một số nơi trong tòa nhà. Thông thường, góc chiếu hẹp và rất hẹp được sử dụng với mục đích này. Những đèn này không nhất thiết phải làm sáng một khu không gian rộng lớn mà là một khu vực hẹp. Và góc chiếu càng hẹp thì cường độ sáng càng cao.
Các góc chiếu khác nhau tạo ra các kiểu chiếu sáng khác nhau nên ứng dụng của chúng cũng khác nhau. Vì vậy, chúng ta hãy cùng xem xét chúng.
Góc chiếu hẹp bao phủ một khu vực nhơ hơn nhưng cung cấp ánh sáng mạnh hơn. Những góc chiếu sáng như vậy hoạt động tốt nhất cho tủ quần áo và nhà bếp nhỉ và làm nổi bật các khu vực nhất định của ngôi nhà. Trong không gian thương mại, bạn sẽ thích nó cho nhà kho và chiếu sáng điểm nhấn trong nhà hàng. Tuy nhiên, khi sử dụng những đèn này trong nhà kho, hãy nhớ rằng bạn sẽ nhận được ít ánh sáng hơn. Do đó, bạn sẽ cần nhiều đèn để có được ánh sáng thích hợp
Mộ góc chiếu trung bình tạo ra sự cân bằng giữa cường độ sáng và phạm vi bao phủ. Do đó, những đèn này hoạt động tốt nhất trong các khu vực sinh hoạt bên trong. Tuy nhiên, bạn có thể thích chiếu sáng xung quanh trong các cửa hàng quần áo trong không gian thương mại hơn.
Góc chiếu rộng có độ lan tỏa rộng hơn và được dung để chiếu sáng không gian ngoài trời. Ví dụ, bạn có thể sử dụng nó trong không gian hiên nhà để cung cấp ánh sáng xung quanh cho một cửa hàng thương mại lớn.
Với mục đích lan tỏa ánh sáng càng rộng càng tốt. Do đó, chúng thường được sử dụng ngoài trời cho đèn pha và đèn đường.
Bây giờ bạn đã biết tác động của góc chiếu đối với điều kiện chiếu sáng, bạn cũng phải biết một số yếu tố xác định góc chiếu phù hợp. Bạn phải xem xét yếu tố sau để chọn góc chiếu phù hợp cho một không gian cụ thể.
Điều đầu tiên mà bạn nên tính đến là loại tòa nhà. Bạn phải biết kích thước của không gian, chiều cao của trần nhà và số lượng đèn. Nếu một căn phòng có trần cao và diện tích nhỏ, nó sẽ cần ít đèn hơn. Hơn nữa, góc chiếu hẹp cho những không gian như vậy sẽ làm việc tốt hơn vì không cần phải trải rộng ra.
Ngược lại, môt tòa nhà có diện tích rộng và trần thấp sẽ tốt hơn với đèn có góc chiếu rộng. Việc lựa chọn góc chiếu hẹp cho không gian như vậy sẽ tạo ra ít độ lan tỏa hơn, điều này sẽ không đủ để chiểu sáng cho toàn bộ khu vực.
Hầu hết các tòa nhà có chiều cao trần khoảng từ 2,4m đến 2,7m. Đèn có góc chiếu rộng hơn 60 độ sẽ phù hợp với cấu trúc này. Tuy nhiên, nếu trần nhà cao hơn 2,7m thì bạn sẽ cần nhiều đèn, và sẽ rất hữu ích nếu bạn chọn đèn có góc chiếu hẹp để có đủ độ rọi.
Diện tích của các không gian là khác nhau, do đó số lượng đèn cần thiết để chiếu sáng không gian đó cũng là khác nhau. Đây là một yếu tố cầ thiết mà bạn nên xem xét khi chọn góc chiếu. Nếu không gian cần hai đèn trở lên thì góc chiếu cho từng đèn sẽ phải được ước tính riêng.
Bạn cần lên kế hoạch chiếu sáng và chỉ định một phần diện tích cho từng nguồn sáng. Nguồn sáng cụ thể đó phải có góc chiếu bao phủ toàn bộ khu vực và sung cấp đủ lumens.
Không phải tất cả các phần của không gian đều có cùng diện tích. Do đó, yêu cầu số lượng đèn cho từng khu vực có thể khác nhau. Vấn đề là bạn không thể chọn góc chiếu tối ưu dựa trên tính toán của một phần duy nhất.
Một điểm quan trọng khác là tất cả các góc chiếu trong một không gian phải trùng nhau. Nếu không sẽ có những khu vực không nhận được ánh sáng và sẽ tối hơn.
Khi bạn đã ghi lại các yêu cầu về ánh sáng của không gian, bạn sẽ phải chọn giữa một số loại đèn LED. Mỗi loại đèn cung cấp một góc chiếu khác nhau mà bạn nên cân nhắc trước khi mua. Góc chiếu của đèn LED có thể khác nhau trong phân loại, nhưng bảng sau đây cho biết góc chiếu chung của các loại đèn khác nhau.
Loại đèn | Góc chiếu |
Đèn LED Downlight | 30-60 |
Đèn LED High bay | 60-120 |
Đèn led Tube | 120-160 |
Đèn pha | 120-150 |
Đèn corn light | 180-360 |
Đèn rọi | 15-90 |
LED dây | 120 |
LED dây COB | 180 |
Bây giờ chúng ta tìm hiểu những kiến thức cơ bản về đèn góc chiếu, hãy chuyển sang các yêu cầu chiếu sáng cho các không gian khác nhau. Nói chung, chúng ta có thể chia các kiểu chiếu sáng thành hai loại, cho nhà dân và thương mại. Hai loại có các ứng dụng khác nhau, do đó các góc chiếu thích hợp cũng khác nhau. Vì vậy, chúng ta hãy cùng xem xét.
Các tòa chung cư có trần thấp hơn và diện tích vuông vắn hơn so với các tòa nhà thương mại. Hơn nữa, các yêu cầu về chiếu sáng gần như không thay đổi với các ngôi nhà và căn hộ. Do đó, bạn có thể sử dụng cùng một góc chiếu trong cả hai không gian. Đối với hầu hết các không gian trong nhà, góc chiếu 40 – 60 độ sẽ làm việc tốt nhất. góc chiếu này sẽ bao phủ toàn bộ diện tích không gian, bao gồm phòng ngủ, nhà bếp và phòng tắm.
Tuy nhiên, nhìn chung phòng khách có diện tích lớn hơn nên cần sự trải rộng hơn so với các không gian khác trong một ngôi nhà. Do đó, sẽ là tốt nhất nếu bạn chọn đèn có góc chiếu lớn hơn 60 độ để chiếu sáng phòng khách. Việc tính toán có thể thay đổi dựa trên các yếu tố được thảo luận trong phần trước.
Ngoài việc bao phủ các không gian quan trọng, các thành phần khác như cầu thang, tủ bếp cũng có các yêu cầu chiếu sáng. Vì ánh sáng ở những khu vực như vậy phải bao phủ một vùng hẹp hơn nên góc chiếu hẹp khoảng 25 độ là lý tưởng.
Các tòa nhà thương mại có một số loại và yêu cầu chiếu sáng cho từng loại khác nhau đáng kể. Do đó, chúng tôi đã chia thành các loại nhỏ sau.
Các không gian làm việc như văn phòng cần ánh sáng có cường độ sáng cao ở tất cả các khu vực để đảm bảo rằng không gian của mọi nhân viên đều được chiếu sáng đầy đủ. Điều này là bắt buộc ở nơi làm việc, nơi mà nhân viên dành nhiều thời gian của họ trên máy tính. Điều kiện chiếu sáng kém xung quanh bàn làm việc có thể gây căng thẳng, nhức mắt, điều này có thể làm giảm năng suất lao động. Những không gian như vậy được hưởng lợi tốt nhất từ đèn có góc chiếu hẹp hơn để cung cấp cường độ sáng cao. Tuy nhiên, bạn phải lắp đặt thêm đèn chiếu sáng để bao phủ toàn bộ khu vực.
Kho hàng thường có trần nhà cao hơn các không gian thương mại khác. Góc chiếu rộng sẽ không giúp ích gì vì ánh sáng sẽ không chiếu xuống do cường độ thấp. Bạn nên sử dụng chumg sáng hẹp và lắp nhều đèn để làm sáng nhà kho. Tuy nhiên, chùm sáng rộng hơn cũng chỉ có thể được chọn khi bạn lắp đặt đèn vào tường thay vì trần nhà.
Mục đích của hệ thống chiếu sáng trong các cửa hàn bán lẻ không chỉ là cung cấp đủ độ sáng cho không gian mà còn để trưng bày sản phẩm. Do đó, nó đòi hỏi ánh sáng mạnh hơn và sáng hơn, điều mà các chùm sáng hrpj có thể đạt được. Bạn có thể sử dụng kết hợp các góc chiếu để cung cấp ánh sáng tối ưu trong toàn bộ cửa hàng.
Ví dụ, góc chiếu rộng có thể được sử dụng trên trần nhà để bao phủ toàn bộ cửa hàng. Ngược lại, bạn có thể sử dụng các góc chiếu hẹp chẳng hạn như 10 độ ở các giá đỡ để làm nổi bật sản phẩm.
Hầu hết các nhà hàng mở cửa vào buổi tối và mục đích chiếu sáng trong không gian này là để làm nổi bật tính thẩm mỹ. Bạn nên sử dụng đèn có góc chiếu hẹp cho những không gian này nhưng chú ý rằng chúng phải hơi sáng. Môi trường ánh sáng ban ngày trong nhà hàng sẽ không hoạt động tốt. Hơn nữa, các góc chiếu hẹp như từ 10 đến 25 độ có thể được sử dụng để làm nổi bật phong cách trang trí của nhà hàng.
Góc chiếu là thước đo cách ánh sáng lan truyền từ nguồn sáng. “α” là góc chiếu và bạn có thể tính toán nó theo công thức α = 2. (arctan(Ø/2.d)). “d” là khoảng cách giữa nguồn sáng và bề mặt. Ø là đường kính của ánh sáng và arctan là hàm ngược của phép tính góc.
Độ lan tỏa mô tả sự lan rộng của ánh sáng từ nguồn sáng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc chiếu sáng không gian. Bạn phải hiểu các chùm tia khác nhau trải rộng như thế nào ở các góc khác nhau để chọn góc chiếu tối ưu cho đèn LED trong nhà và văn phòng.
Như tên gọi, chóa phản xạ là một bề mặt phản chiếu mà bạn có thể sử dụng để thu và chiếu năng lượng, bao gồm cả ánh sáng. Những tấm phản xạ này được sử dụng trong nhà và văn phòng khi góc chiếu quá rộng. Bạn có thể lắp đặt các chóa phản xạ như vậy phía trên nguồn sáng để ánh sáng lan ra các vùng cần chiếu sáng. Thông thường, bạn sử dụng gương phản xa với đèn cho góc chiếu lớn hơn 120 độ.
Bạn có thể sử dụng đèn Spotlight để làm sáng một điểm cụ thể trong khi để các vùng khác chìm trong bóng tối. Do đó, cần có ánh sáng mạnh hơn và tập trung hơn, bạn có thể đạt được điều này với đèn có góc chiếu hẹp. Do đó, đèn spotlight có góc chiếu nhỏ hơn 45 độ. Trong khi đèn floodlight để làm sáng một khu vực rộng lớn hơn, thì nó yêu cầu góc chùm rộng hơn. Do đó, những đèn này thường có góc chiếu khoảng 90 độ trở lên.
Bạn có thể tính toán lượng điện năng cần thiết cho một căn phong bằng cách tính diện tích của căn phòng theo đơn vị m2. Sau đó nhân số đó với 10 để có được công suất cần thiết cho một căn phòng. Ví dụ: Nếu căn phong có diện tích 10x10m2. Tổng diện tích sẽ là 100m2 và nhân nó với 10 sẽ ra 1000, đây là yêu cầu về công suất của căn phòng đó
Góc chiếu mô tả sự lan tỏa của ánh sáng, một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi chiếu sáng một không gian. Chọn sai góc chiếu sẽ dẫn đến ánh sáng quá sáng ở một số điểm và quá tối ở những điểm khác. Và để chọn được góc chiếu phù hợp, ta phải xem xét đến một số yếu tố. Điều quan trọng nhất trong số đó là diện tích, chiều cao của trần nhà và mục đích của chiếu sáng. Bạn sẽ có được điều kiện ánh sáng tối ưu nếu bạn đưa ra quyết định dựa trên tất cả các yếu tố này.
Mase Hub là đơn vị cung cấp led dây và LED neon flex chất lượng cao. Tất cả các sản phẩm được sản xuất bằng vật liệu chất lượng cao, cũng như được kiểm tra kỹ càng trước khi xuất xưởng để đảm bảo chất lượng cao nhất. Để có được LED dây và LED neon flex chất lượng cao, xin hãy liên hệ với Mase Hub chúng tôi.
Bạn có nghĩ đến việc kết hợp nhiều màu sắc cho nhà thông minh, văn…
LED neon flex là sự lựa chọn tuyệt vời để tạo điểm nhấn trong thiết…
Chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng gián tiếp là hai kiểu chiếu sáng phổ…
Mọi người sử dụng đèn LED trên khắp thế giới cho nhiều mục đích khác…
LED được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. LED có tuổi thọ cao và…
Mọi người đo ánh sáng bằng các đơn vị khác nhau như Candela, Lux và…